bn-current-user-online-portlet
Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số thành một ngành kinh tế có đóng góp lớn cho kinh tế đất nước.
Bộ TT&TT cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp công nghệ số trong nước. Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước gần đây tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế về công nghiệp công nghệ số.
Cơ sở thực tiễn cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số
Tuy nhiên, quy định pháp luật về công nghiệp CNTT được ban hành hơn 17 năm qua, tại thời điểm ngành CNTT mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Những quy định này chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành công nghiệp CNTT.
Dân số Việt Nam gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, là thị trường lớn để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp đột phá để phát triển thị trường trong nước cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số vừa và nhỏ.
Dữ liệu số là tư liệu sản xuất đầu vào của ngành công nghiệp công nghệ số, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số... Tuy nhiên, còn khoảng trống các quy định pháp luật về phát triển dữ liệu số phục vụ hoạt động công nghiệp công nghệ số.
Một lĩnh vực đặc thù đang có sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua là vi mạch bán dẫn. Vi mạch bán dẫn là một sản phẩm phần cứng điện tử, thuộc ngành công nghiệp công nghệ số, là hạt nhân của các công nghệ số của tương lai như AI, 5G/6G, ứng dụng trong nhiều sản phẩm kỹ thuật số như điện thoại thông minh, ô tô. Các quốc gia lớn trên thế giới và khu vực đều có chính sách riêng cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, phù hợp với đặc thù và vị trí quốc gia đó trong chuỗi giá trị vi mạch toàn cầu. Do đó, Việt Nam cũng cần có quy định riêng để thúc đầy lĩnh vực quan trọng này.
Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước
Dân số Việt Nam gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, là thị trường lớn để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp đột phá để phát triển thị trường trong nước cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số vừa và nhỏ.
Để công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định xác định và chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước.
Để thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp công nghệ số; khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện các cơ chế chính sách vượt trội, đột phá; huy động mọi nguồn lực phát triển hiệu quả tiềm năng phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số tại Việt Nam; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia công nghiệp công nghệ số phát triển thì việc xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số là rất cần thiết.
Mục đích ban hành Luật Công nghiệp công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam; góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 06 chương, 90 điều. Cụ thể như sau:
Chương I. Những quy định chung (gồm 06 điều: từ Điều 1 đến Điều 6);
Chương II. Hoạt động công nghiệp công nghệ số và sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 07 điều: từ Điều 7 đến Điều 13);
Chương III. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số (gồm 14 mục, 45 điều: từ Điều 14 đến Điều 58);
Chương IV. Thúc đẩy, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 05 mục, 27 điều: từ Điều 59 đến Điều 85);
Chương V. Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số (gồm 02 điều: Điều 86 và Điều 87);
Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều: từ Điều 88 đến Điều 90).
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
- Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại (07/11/2024 07:42)
- Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2024 (07/11/2024 07:34)
- Tạo sự chuyển biến đột phá đưa Bắc Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số (07/11/2024 07:25)
- KẾ HOẠCH số 75/KH -BQLCKCN ngày 30/10/2024 Triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (06/11/2024 14:36)
- Cần xây dựng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực (05/11/2024 14:58)
- Nỗ lực đưa công nghệ số “Make in Viet Nam” ra quốc tế (12/07/2024 14:35)
- Chặn 3.170 website lừa đảo trong 6 tháng đầu năm (12/07/2024 14:32)
- AI sẽ giúp nền kinh tế số Việt Nam đạt 220 tỷ USD vào năm 2030 (12/07/2024 14:14)
- Việt Nam là một "mắt xích" trong chiến lược "ngoại giao chip" của Hoa Kỳ (11/07/2024 08:22)
- Thị trường Công nghiệp 4.0 sẽ tăng lên 512,2 tỷ USD vào năm 2034 (11/07/2024 08:20)